Nhạc sĩ BELA BARTOK (1881 – 1945)

1. Khái quát

Bela Bartok là một trong những đại diện xuất sắc của âm nhạc hiện đại người Hungari. Những hoạt động sáng tác, biểu diễn piano, nghiên cứu, sưu tầm dân ca của ông có ý nghĩa lớn đối với nền âm nhạc Hungari.

Lĩnh vực sáng tác chủ yếu của ông là: piano, giao hưởng. Sử dụng chất liệu âm nhạc dân gian rất phong phú và đa dạng trong các sáng tác.

Thời kỳ đầu ông ảnh hưởng phong cách âm nhạc Đức (Brahms, Wagner) viết âm nhạc có điệu tính. Thời kỳ sau ông thể hiện sự sáng tạo rõ rệt: sử dụng nét đặc trưng của âm nhạc dân gian, hoà âm thì gợi đến những bài hát dân gian Hungari. Các sáng tác mang đặc điểm âm nhạc polytonal và atonal, cũng có thể chồng các điệu thức Trung cổ, nối tiếp hợp âm nghịch, chuyển giọng đột ngột.

2. Giới thiệu tác phẩm

+ Sáng tác cho piano: “Những bài hát nông thôn Hungari”, “Những vũ khúc Rumani”, sonate, concerto cho piano và dàn nhạc số 2, số 3

+ Sáng tác giao hưởng: thể hiện bản sắc độc đáo của Bartok: “Tổ khúc nhảy múa”, “Những bài dân ca Hungari”, “Những bức tranh Hungari”, “concerto cho dàn nhạc”

* Tác phẩm Nhạc cho dây, gõ và celesta (1936): Là tác phẩm xuất sắc và tiêu biểu trong việc khai thác tinh tế chất liệu âm nhạc dân gian. Đây là công trình sáng tạo trong lĩnh vực khí nhạc, là một liên khúc 4 chương, mỗi chương có cấu trúc hình tượng cảm xúc riêng nhưng có sự thống nhất với nhau. Sáng tạo mới trong tác phẩm: trống trở thành nhạc cụ độc tấu trong dàn nhạc.

(Theo PGS. TS Nguyễn Thị Tố Mai)

Keep Reading

PreviousNext

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *