CÁC NHẠC KHÍ TRONG DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG

Gồm 4 bộ: Bộ Dây (Strings); Bộ Gỗ (Legni/Woodwind); Bộ Đồng (Ottoni/Brass); Bộ Gõ (Percussion)

Nguyên tắc phân loại: dựa vào chất liệu, nguồn phát âm, kiểu phát âm, âm chất.

1. Bộ Gỗ: Picclo (Picc.); Flute (Fl.); Oboe (Ob.); Clarinette (Cla.); Fagotto (Fag.)

– Flute có chất liệu cấu tạo chính bằng kim loại. Gồm thân ống hình trụ dài, một đầu được bịt kín, trên có gắn bộ cần bấm để đóng mở các lỗ khoét trên thân ống. Thân ống thường được chia thành 3 khúc, khúc đầu ngắn nhất có lỗ thổi, khi thổi ghé môi thổi trực tiếp vào miệng lỗ.

– Piccolo có cấu tạo tương tự Flute nhưng ngắn và nhỏ hơn.

– Oboe có thân ống làm bằng gỗ, hình trụ không đều, to dần về phía loa kèn. Thân ống cũng có gắn bộ cần bấm tương tự như Flute, phía miệng hơi loe, bộ phận thổi sử dụng dăm kép.

– Clarinette: thân ống làm bằng gỗ, hình trụ đều, miệng hơi loe. Cla cũng sử dụng bộ cần bấm như Oboe và Flute, bộ phận thổi dùng dăm đơn.

– Fagotto là nhạc cụ trầm nhất bộ Gỗ, thân ống gồm 1 ống to và một ống bé liên kết với nhau ở một đầu, xếp gấp khúc cạnh  nhau. Trên thân cũng có bộ cần bấm cấu tạo tương tự của các nhạc khí gỗ khác nhưng lớn hơn, bộ phận thổi dùng dăm kép.

2. Bộ Đồng: Trumpette (T-be.); Corno (Cor.); Trombone (T-bon.); Tuba

– Trumpette là kèn có kích thước nhỏ nhất trong bộ Đồng. Thân kèn uốn gấp khúc, miệng loe, thay đổi cao độ bằng 3 pitton. Bộ phận thổi gọi là búp kèn, thổi trực tiếp vào miệng lỗ theo kiểu hơi môi.

– Cor có thân ống cuộn tròn, miệng loe rộng. Sử dụng pitton và búp thổi tương tự như Trumpette.

– Trombone trước đây có 2 loại: loại sử dụng pitton và loại ống lồng. Ngày nay thường sử dụng loại ống lồng, thân ống gồm 2 phần uốn hình chữ U lồng khít vào nhau, miệng loe. Thay đổi cao độ bằng cách dịch chuyển phần lồng vào nhau của ống.

– Tuba là kèn có kích thước lớn nhất trong bộ Đồng, thân kèn cuộn gấp khúc nhiều lần loe dần ra phía miệng kèn. Tuba cũng sử dụng pitton và búp thổi như các loại kèn đồng khác.

3Bộ Gõ: Timpani (Timp.); Tamburo (Tamb.); Grand Cassa (G.C.); Triangolo (Trg.); Xylophone; Vibraphone…

– Timpani là trống có định âm, thường dùng theo bộ 3 hoặc 4 chiếc có độ cao khác nhau. Thân trống có dạng nửa hình cầu, mặt căng bằng bộ khóa kim loại xung quanh thân trống, có liên kết với pedal để có thể thay đổi độ cao của trống. Phát âm bằng cách dùng 2 dùi gõ vào mặt trống.

– Xylophone là nhạc cụ gõ có định âm. Gồm nhiều phiến gỗ sắp xếp trên giá theo các cao độ tương tự cấu tạo của bàn phím piano. Phát âm bằng cách dùng 2 (hoặc 4) dùi gõ vào các phiến gỗ đó.

– Tamburino là loại trống nhỏ, không định âm, mặt có căng lò xo ở phía dưới, dùng 2 dùi gõ.

– Trianglo là một thanh kim loại uốn gấp khúc hình tam giác, treo trên giá để dùng dùi gõ vào.

– Grand Cassa là trống lớn, đặt trên giá nằm nghiêng, dùng dùi đánh.

– Piatti có cấu tạo là 2 miếng kim loại hình tròn như cái vung, có đai đeo ở núm, khi sử dụng dùng 2 tay cầm đập vào nhau…

4Bộ DâyViolin I (VnI.), Violin II (VnII.); Viole (Vle.); Violincello (Vc.); Contrabass (Cb.)

– Violin là nhạc cụ nhỏ nhất trong bộ Dây. Các bộ phận chính gồm: hộp cộng hưởng hình bầu dục có thắt ở giữa, cần đàn, ngựa đàn, khóa đàn và vĩ kéo. Mặt cần đàn khum tròn tạo cho các dây được nằm trên một mặt vòng cung tạo điều kiện cho kỹ thuật diễn tấu. Có 4 dây lên theo quãng 5 đi lên: g – d– a– e. Khi chơi để trên vai, kẹp vào cằm.

– Viola (Violin Alto): có hình dáng cấu tạo tương tự như Violin nhưng kích thước lớn hơn một chút. Vĩ kéo ngắn hơn của Violin, 4 dây lên theo quãng 5 đi lên: c – g – d– a1.

 Violoncello: có hình dáng cấu tạo tương tự Violin nhưng lớn hơn hẳn, có thêm một que kim loại cắm vào hộp cộng hưởng để chống xuống đất. Khi diễn tấu thân đàn dựa vào người theo chiều dựng nghiêng, vĩ kéo nằm ngang. Dây của Cello lên theo quãng 5 đi lên, thấp hơn của Viola một quãng 8 đúng: C – G – d – a.

– Contrabass là nhạc khí trầm nhất trong bộ Dây, có cấu tạo tương tự Violoncello nhưng lớn hơn hẳn, khi chơi phải đứng hoặc ngồi trên ghế cao. Thường dùng loại 4 dây lên theo quãng 4 đi lên: E1 – A1 – D – G.

Keep Reading

PreviousNext

2 bình luận trong “CÁC NHẠC KHÍ TRONG DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *